Đặc điểm nổi bật của phần mềm quản lý sản xuất digiiPM

Phần mềm quản lý sản xuất không còn là công cụ xa lạ tại các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất. Phần mềm được đầu tư với mục đích mang lại hiệu quả sản xuất tốt nhất. Tuy nhiên, để tìm được công cụ quản lý hệ thống thông minh, hiệu quả nhất cũng không phải là điều dễ dàng. Trong bài viết dưới đây, OOC giới thiệu tới nhà quản lý phần mềm quản lý sản xuất mang tên digiiPM.

Đặc điểm nổi bật của phần mềm quản lý sản xuất digiiPM

  • Kết nối dữ liệu từ các hệ thống máy móc, dây chuyền công nghệ rời rạc về một hệ thống dữ liệu tập trung, đồng bộ
  • Phù hợp với nhiều trình độ sản xuất và quản lý sản xuất khác nhau
  • Bản thân công nhân được cung cấp thông tin thời gian thực, có thể tự phát hiện vấn đề và tự xử lý lỗi ngay lập tức trong quá trình sản xuất
  • Ứng dụng công nghệ IoT, AI để kiểm soát, phân tích lỗi, dự báo, cảnh báo, cải thiện chất lượng
  • Hệ thống báo cáo phân tích thời gian thực, báo cáo xu hướng
  • Tốc độ xử lý dữ liệu lớn và kết xuất báo cáo nhanh
  • Đã được kiểm chứng và triển khai thành công tại nhiều doanh nghiệp của Nhật
  • Trải qua 15 năm liên tục cải tiến, nâng cấp

quản lý bán hàng

Lợi ích phần mềm quản lý sản xuất digiiPM

  • Dự báo nhu cầu mua hàng đúng tiến độ và khối lượng, tối ưu hóa chi phí đầu vào
  • Kiểm soát tiêu hao nguyên vật liệu, đánh giá/điều chỉnh BOM
  • Kiểm soát được chất lượng, giảm rework
  • Dễ dàng mở rộng với chi phí dưới 50%: Tạo cơ sở cho setup hệ thống quản lý sản xuất cho dây chuyền/ nhà máy mới
  • Gia tăng độ tin cậy đối với khách hàng nhờ tính chính xác, minh bạch và tốc độ
  • Giảm chi phí nhân lực và gia tăng chất lượng lao động
  • Giảm thời gian truy xuất dữ liệu
  • Cung cấp thông tin tin cậy giúp tối ưu hóa các quá trình sản xuất và quản trị, tìm ra điểm rủi ro cần kiểm soát và điểm yếu cải tiến

phan mem quan ly ban hang

Tín hiệu đáng mừng cho ngành SaaS Việt Nam

Xu hướng thị trường phần mềm dạng dịch vụ Việt nam

Theo nghiên cứu được thực hiện năm 2016 của Hiệp hội Điện toán Đám mây Châu Á, Việt Nam có tốc độ phát triển ngành điện toán đám mây nhanh thứ 14 châu lục, ngay sau sau hai quốc gia có nền công nghiệp phát triển bậc nhất là Trung Quốc và Ấn Độ và bỏ xa các nước khác trong khu vực.

Trong khi xu hướng phần mềm dạng dịch vụ đang dẫn đầu lĩnh vực B2B Tech (công nghệ dành cho doanh nghiệp) trên thế giới, thì SaaS vẫn còn là thuật ngữ khá mới mẻ ở Việt Nam. Nhưng theo dự đoán của các chuyên gia, cùng với làn sóng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, SaaS chắc chắn trở thành xu thế và cũng là lựa chọn của các doanh nghiệp trong tương lai.

Làn sóng các nhà cung cấp SaaS mới

Một tín hiệu đáng mừng là trong vài năm trở lại đây, nhiều đơn vị trong nước đã bắt đầu phát triển và cung cấp dịch vụ B2B SaaS như Base, Amis, Getfly, OOC digiiMS…Chi phí thấp hơn nhiều và chăm sóc khách hàng thuận lợi hơn so với các NCC SaaS quốc tế, đây là cơ hội cho các NCC Việt Nam tiếp cận với loại hình phần mềm dạng dịch vụ này. Ngay cả những doanh nghiệp với quy mô dưới 10 người cũng có thể dễ dàng triển khai và sử dụng các phần mềm dạng dịch vụ chuyên nghiệp.

“Doanh nghiệp Việt Nam thực ra rất cởi mở. Trở ngại lớn nhất chỉ là doanh nghiệp chưa biết về sự tồn tại của loại hình SaaS mới mẻ này. Nhưng nếu doanh nghiệp hiểu được bài toán của mình và mong muốn phát triển tốt hơn thì việc áp dụng công nghệ là rất dễ dàng” , ông Phạm Kim Hùng, CEO của Base và cũng là một chuyên gia đã có nhiều năm phát triển B2B SaaS tại Việt Nam chia sẻ.

Với ưu điểm về tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí và khả năng mở rộng quy mô, SaaS rất phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam với nhiều tiềm năng tăng trưởng đột phá, nhất là trong phong trào Chuyển đổi số đang được thúc đẩy mạnh mẽ.