Giải quyết dứt điểm 3 bệnh lý “Không chệch đâu được” khi quản lý quán

Trong quá trình kinh doanh có vô vàn những đầu việc phát sinh vượt ngoài tầm kiểm soát của bạn. Hệ lụy của chúng dẫn đến việc kinh doanh rơi vào tình trạng bế tắc, không hiệu quả, không làm chủ được tài chính hoặc vận hành rối ren không quy củ.

Qua trao đổi trực tiếp với chủ nhà hàng, quán ăn, CUKCUK.VN đã hệ thống được 3 điểm đau mà chủ quán hay gặp phải nhất và ở bài viết này, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ lời giải đáp cho chính những vướng mắc đó.

1. Bệnh mù mờ không nắm bắt được tình hình kinh doanh khi quản lý quán

Hãy hình dung, bạn hoàn toàn không kiểm soát được hoạt động phát sinh lời của quán trong vòng 1 ngày. Số lượng khách hàng là bao nhiêu, khách hàng ăn gì nhiều, ăn gì ít, giá trị một đơn hàng là bao nhiêu?

Cách quản lý hàng hóa tại cửa hàng

Nói đúng hơn, việc chỉ biết một ngày mình bán được bao nhiêu thông qua việc kiểm kê tiền, thừa thiếu, mất bao nhiêu cũng không rõ thì đó chính xác là hoạt động kinh doanh cầm chừng.

Vậy nếu muốn quán của bạn bán nhiều hơn, khách hàng chi nhiều tiền hơn, hoặc cải tiến hơn, bạn sẽ phải bắt đầu từ đâu hay dựa trên cảm tính việc thay đổi này có thể tốt hơn cho khách hàng.

Giải quyết:

Bạn cần phương án có thể giúp bạn thống kê lại toàn bộ lịch sử giao dịch của thu ngân trong ngày, tình hình tiền ra vào, chi những khoản gì, khách thanh toán bao nhiêu. Câu chuyện dễ dàng hơn với hệ thống bảng biểu báo cáo, biểu đồ cụ thể, tường minh.

Chủ quán cũng có thể dựa vào đó mà biết khách hàng của mình đang thích ăn món ăn gì, để chuẩn bị nguyên liệu thêm.

Quán đơn là vậy, quản lý quán chuỗi cũng trong tầm tay, khi hệ thống được đồng bộ hóa, cập nhật doanh thu thay vì việc chờ báo cáo gửi của các chi nhánh, chi tiết từng giao dịch thể minh bạch, nhờ đó mà thời gian, công sức của nhân viên được tiết kiệm hơn, giảm thiểu sự sai lệch số liệu giữa các khâu.

2. Bệnh quản lý quán lỏng lẻo để nhân viên gian lận

Nhân viên phục vụ vẫn phục vụ, bếp chế biến vẫn chế biến, chỉ có điều tiền của quán thì không thấy đâu.

Nhân viên order cho bếp nấu, rồi tiền bỏ túi là chuyện không hiếm gặp, nếu không muốn nói là phần lớn nguyên nhân của các sự việc gian lận xảy ra trong nhà hàng. Chủ quán nhiều khi cũng giật mình, quán thì đông khách, kinh doanh cứ lãi chẳng bù nổi lỗ, tiền thì không đủ là nguyên cớ sao?

Giải quyết

Chấm dứt câu chuyện tiền mất không rõ nguyên nhân, để chủ quán cũng chẳng còn mù mờ trong việc nhân viên mình có thu tiền ngoài của khách hay không. Đối chiếu lịch sử nhận đơn chế biến của bếp với phiếu tạm tính và với hóa đơn. Những khâu nào có sự tham gia của nhân viên phục vụ đều được ghi lại lịch sử trên hệ thống.

Đối với những trường hợp sửa đơn, hệ thống phân quyền định danh chỉ cho phép cấp trưởng ca, quản lý trở lên mới có quyền xác nhận sửa đơn. Lịch sử sửa của ai, sửa bao nhiêu đều nằm trên hệ thống. Chủ quán cũng hoàn toàn có thể xem chênh lệch giữa tạm tính và hóa đơn bằng báo cáo theo dõi doanh thu hàng ngày.

3. Bệnh vất vả vì di chuyển, quản lý quán không khoa học

Quán vắng thì không sao, cứ đến giờ cao điểm là nhân viên nháo nhác, khách hàng thì chờ đợi, nhân viên thì có hạn, nhớ nhớ quên quên. Phục vụ không tốt là khách một đi không trở lại, quán thì muốn khách đông mà khách muốn phục vụ tốt lại không làm được.

Nhân viên đến bàn, gọi đồ, cầm đơn chuyển xuống quầy bếp rồi lại gọi đồ, cầm đơn chuyển xuống bếp. Lúc nhầm lẫn, muốn đổi món hủy món lại chạy xuống, hoặc bếp đã làm xong hoặc khách phải chờ rất lâu để món của mình được bày trên đĩa. Chủ quán đi xử lý những tình huống khách không hài lòng 1 buổi, 10 buổi, rồi cả tháng cũng không cầm cự nổi bao lâu