Bệnh Gerd là gì?

Có nhiều người thắc mắc không biết bệnh Gerd là gì? Bệnh có gây nguy hiểm gì cho đường tiêu hóa hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về bệnh Gerd nào!
Cao đẳng điều dưỡng Tây Nguyên

  1. Trào ngược dạ dày thực quản Gerd là gì?
    GERD là tên viết tắt của cụm tiếng Anh, Gastroesophageal Reflux Disease, theo thuật ngữ y khoa Việt Nam là bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi acid và thức ăn trong dạ dày trào ngược trở lại vào thực quản.

Sau bữa ăn thường xảy ra trào ngược dạ dày, thời gian diễn ra của chứng bệnh này thường ngắn và khi ngủ thì sẽ hiếm khi xảy ra hơn. Khi chứng trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên thì sẽ dẫn đến bệnh trào ngược thực quản và làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trong hơn nếu nó kéo dài trong khoảng thời gian 2- 3 tuần.
Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân có thể làm tiền đề gây ra chứng bệnh trào ngược dạ dày bao gồm:

Tâm lý không tốt: Khi bạn bị stress, áp lực và rơi vào trạng thái lo lắng thì sẽ làm tăng tiết cortisol (cortisol là yếu tố làm tăng lượng axit HCl và pepsine gây ra trào ngược axit dạ dày) khiến cho lượng axit trong dạ dày bị tiết ra nhiều hơn. Điều này làm tăng trương lực co bóp của dạ dày đẩy dịch vị ngược trở lại thực quản.

Tiền sử về bệnh đường ruột, đường tiêu hóa: Nếu trước đó bệnh nhân đã từng mắc bệnh viêm loét dạ dày thì rất có thể bạn sẽ tiếp tục mắc chứng trào ngược dạ dày gerd. Ngoài ra còn do một số bệnh lý bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày… thức ăn sẽ bị tồn đọng lâu hơn do chức năng tiêu hóa suy giảm và lúc này sẽ làm tăng trương lực dạ dày tiếp tục đẩy dịch vị ngược trở lại thực quản.

Béo phì: Tình trạng béo phì làm tăng áp lực lên dạ dày, khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Béo phì được coi là nguyên nhân trào ngược dạ dày tiềm ẩn ít người chú ý tìm hiểu nhưng lại là nguyên nhân không thể xem thường.

Chế độ ăn uống, lối sống không hợp lý, khoa học: Một số thực phẩm và đồ uống như: sô cô la, bạc hà, chiên hoặc các loại thực phẩm béo, cà phê, hoặc cồn đồ uống, có thể gây ra trào ngược và ợ nóng .

Hút thuốc lá có thể làm rối loạn chức năng hoạt động của cơ co thắt thực quản dưới (Cơ thắt thực quản dưới (LES) có vai trò đóng và mở đầu dưới của thực quản).

Phụ nữ mang thai: Sự gia tăng hormone estrogen và progesterone trong khi mang thai làm giãn cơ thắt thực quản dưới, cùng với trạng thái bụng nở rộng hơn sẽ gây thêm áp lực lên dạ dày. Vậy nên phụ nữ mang thai thường gặp các chứng ợ nóng kèm theo.
Học điều dưỡng ở Tây Nguyên