Cảnh giác với thuốc giảm đau Fentanyl nhóm opioid

Tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc giảm đau Fentanyl

Fentanyl là thuốc giảm đau nhóm opioid, thuốc có các dạng viên ngậm, thuốc tiêm, hoặc miếng dán.

Dạng thuốc Fentanyl tiêm : thường được dùng trước, trong và ngay sau khi mổ để giảm đau.

Dạng thuốc Fentanyl viên ngậm: được dùng để giảm đau mạn tính ở những bệnh nhân bị [bệnh ung thư]có dung nạp opiat. Không được dùng dạng này để giảm đau cấp tính, đau sau khi mổ cho những người không dung nạp opiat do có nguy cơ làm suy hô hấp ở người bệnh.

Dạng thuốc Fentanyl miếng dán: được dùng để điều trị đau mạn tính thể vừa, nặng và cần giảm đau bằng opiat (ví dụ đau do bệnh ung thư gây ra) do các thuốc giảm đau khác không có tác dụng và cần dùng liên tục opiat trong thời gian dài.

Do có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh và là thuốc giảm đau có thể gây nghiện nên thuốc chỉ được dùng theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể, fentanyl chỉ được dùng ở bệnh viện và do cán bộ có kinh nghiệm về gây mê bằng đường tĩnh mạch, gây tê ngoài màng cứng và quen xử trí với các tai biến của thuốc giảm đau opioid. Cơ sở khám chữa bệnh phải có sẵn thuốc đối kháng opioid, thuốc hồi sức, phương tiện đặt nội khí quản và oxygen, trong và sau khi sử dụng fentanyl.

Cách sử dụng các dạng thuốc giảm đau Fentanyl

Dạng viên ngậm: chỉ được dùng kéo để lấy viên thuốc ra khỏi vỉ ngay trước khi chúng được dùng (không quá 15 phút); đặt viên thuốc giữa má và cung lợi phía dưới; không được phép nhai, nuốt viên thuốc; có thể di chuyển viên thuốc sang phía má bên kia.

Dạng miếng dán: phải được dán trên chỗ da khô, da lành và không được để hở ra ngoài trời, bề mặt phẳng (vùng ngực, lưng, lườn, cánh tay); sau đó dùng tay ấn lên miếng dán trong 30 giây, đảm bảo cho toàn bộ miếng dán đều tiếp xúc nhất là các góc. Với trẻ nhỏ và người có rối loạn ý thức thì phải dán miếng dán ở nơi không thể bị bệnh nhân lấy ra cho vào miệng. Ở vùng da dán thuốc, không được cạo lông mà phải nhổ lông; chỉ rửa vùng này bằng nước sạch, không dùng xà phòng, dầu, dung dịch tẩy, cồn hay hóa chất để tránh bị kích thích. Sau khi dán thuốc, bệnh nhân có thể tắm, gội hay bơi nhưng cần tránh phơi nắng, tránh tắm nước nóng, tránh để vùng có dán thuốc bị chiếu nhiệt trực tiếp vì sẽ làm tăng hấp thu thuốc, có thể dẫn đến quá liều. Phải luân chuyển vị trí dán thuốc, không dán mãi ở 1 chỗ hoặc dán đè lên chỗ dán cũ.

Tuyển sinh cao đẳng dược Tây Nguyên