Đừng mở quán ăn nếu còn đắn đo “không có khách thì sao?”

Chia sẻ của “Thần quán nhậu Nhật Bản” cũng là lời thức tỉnh những đam mê mở quán ăn nửa chừng. Ông Uno Takashi chủ chuỗi nhà hàng nhậu nổi tiếng của Nhật Bản, nhà hàng của ông có mặt tại khắp khắp Tokyo đồng thời cũng là người đào tạo, hỗ trợ cho hơn 200 nhân viên có thể hoàn toàn vững vàng mở quán ăn riêng. Ông cũng nhắc về những bài học kinh doanh trong ngành F&B giúp ông có thể có được vị trí như ngày hôm nay và cũng là cơ hội để các bạn trẻ thay đổi tư duy kinh doanh của mình.

Tư duy so sánh và e sợ

Rõ ràng trong quá trình kinh doanh chẳng thể tránh khỏi tình trạng không có khách, nhưng là một mình quán bạn không có khách hay là tình hình chung của thị trường lại là một câu hỏi khác. Đối với trường hợp cùng kinh doanh một mặt hàng, nhưng quán khác lúc nào cũng đông khách, đơn đều còn quán bạn kinh doanh cầm chừng, duy trì thay vì việc ngồi so sánh, hãy bắt tay vào nghiên cứu cụ thể tình trạng hiện tại của bạn. Những yếu tố cốt lõi như sản phẩm, giá thành bạn hoàn toàn có thể kiểm chứng, hãy thưởng thức và đánh giá dựa trên tinh thần ghi nhận và học hỏi.

Nếu là món ăn ngon, bạn có thể cải thiện thực đơn của mình theo những công thức mới, hấp dẫn, nếu về vấn đề giá cả, bạn có thể cân nhắc lại việc áp dụng các chương trình khuyến mãi cho khách hàng để thu hút thực khách đến thưởng thức. Nếu về chất lượng dịch vụ, bạn có thể đào tạo lại cho nhân viên để họ có được một kịch bản chung phục vụ khách hàng thống nhất và chuyên nghiệp. Không phải ngẫu nhiên quán của họ trở nên đông khách, cũng không phải ngẫu nhiên quán của bạn chưa có nhiều khách.

Tuyệt đối đừng kinh doanh theo trào lưu

Vết xe đổ của chuỗi mì cay vẫn còn đó, kinh doanh “siêu lợi nhuận” để rồi đóng cửa hàng loạt, bán vội mặt bằng, tất cả chỉ vỏn vẹn trong 1 năm. Cái giá của việc kinh doanh trào lưu ở chỗ, không xuất phát từ chính những điều khách hàng thực sự cần, sớm muộn cũng đóng cửa. Đơn giản hơn khi quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh, nhớ chắc chắn một điều, liệu bạn có thể gắn bó với mặt hàng ấy suốt được không.

Đó có phải món mà bạn lựa chọn để làm món ăn chủ đạo hay không. Khách hàng có thể ăn món ăn đó liên tục được không, chúng có thực sự có tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng không? Một quy trình vận hành chặt chẽ sẽ luôn bền vững, việc khách hàng có quyết định quay trở lại hay không cũng khác xa việc có thể kéo khách hàng đến ngay từ những lần đầu tiên.

Khi bực bội hãy đi dọn nhà vệ sinh

Ông Takashi chia sẻ: “Bạn nên nhớ, nếu đến chủ quán cũng làm những việc như dọn vệ sinh thì tuyệt nhiên, những nhân viên còn lại chẳng có lý do gì để trốn tránh. Ông cũng chia sẻ thêm khi bực tức có điều gì muốn nói, hãy đi dọn vệ sinh nhà. Nhân viên vì thế mà cũng sẽ phục tùng theo những gì bạn mong muốn. Đó là những điều mà tôi đã rút ra được khi bắt đầu chập chững kinh doanh và mở quán ăn đầu tiên. Họ lắng nghe và thực hiện theo những điều tôi nói. Họ cũng biết rằng lúc đó tôi thực sự bực bội, cũng đồng nghĩa với việc họ đã làm sai hoặc không chú ý một vấn đề nào đó khiến thực khách hoặc ông chủ không hài lòng.

Đừng nản lòng khi tình hình kinh tế khó khăn

Điều này là điều phần lớn các quán ăn gặp phải, dù lớn mạnh hay nhỏ ắt sẽ có thời gian rơi vào tình trạng thị trường xuống dốc. Khi bệnh dịch hạn chế tiếp xúc, tụ tập đông người thì có thể đẩy mạnh chính sách giao hàng. Chính trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, buộc người ta phải nảy sinh những tình huống cứu cánh, những giải pháp khắc phục cũng từ đó. Lựa chọn bỏ cuộc hay tiếp tục ở quyết định chứ hoàn toàn không nằm trong hoàn cảnh. Nếu vượt qua được nghịch cảnh, chuyện thành công của bạn hoàn toàn không xa. Bởi vậy mới nói, lửa thử vàng, gian nan thử sức bền của thương hiệu là như vậy.

Phần mềm bán hàng tạp hoá