Kiếm tiền triệu mỗi ngày nắng nóng nhờ quán chè “quốc dân” này!

Có thể nói chè là một trong những món ăn “quốc dân” chưa khi nào “hết thời”. Đối tượng không ngoại trừ ai từ người lớn tuổi, trung niên đến con nít. Vào ngày hè, chè là đồ uống giải nhiệt rất tốt với mức giá vừa phải. Bởi thế mà đây cũng là đồ uống có thể mang đến nguồn thu nhập cao. Mở một quán chè không cần quá nhiều vốn nhưng để có một quán chè đủ hấp dẫn thu hút khách thì cần liên tục update xu hướng.

Mở quán chè cần chuẩn bị những gì?

Trước tiên, bạn cần xác định được sẽ bán loại chè gì, địa điểm ở đâu và quan trọng là số vốn đầu tư là bao nhiêu. Từ số vốn cụ thể, bạn sẽ phân bổ được đầu mục phải chi và cần chuẩn bị những gì cho phù hợp.

Tiếp theo là thuê mặt bằng. Tùy theo nhu cầu của bạn mở quán mặt bằng to hay nhỏ. Hãy chọn những nơi đông đúc dân cư, gần trường học. Thăm dò khu vực bạn định mở quán, hạn chế những địa điểm đã có quá nhiều quán chè nổi tiếng trước đó. Việc cần chuẩn bị tiếp theo là các dụng cụ cần thiết để mở một quán chè như: bàn ghế, nồi, ly để chè, thìa, cốc mang đi…Hãy lựa chọn địa chỉ mua nguyên liệu lâu dài, giá hợp lý giúp bạn tiết kiệm chi phí. Đừng chủ quan ở khâu này bởi tưởng chừng những thứ “mua ở đâu cũng có” này sẽ đội chi phí của bạn lên rất nhiều nếu bạn chưa có kế hoạch chi tiết.

Sau khi chuẩn bị xong, cuối cùng hãy lưu tâm đến khâu quảng cáo. Hãy giới thiệu quán chè của bạn tới mọi người qua mạng xã hội với các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhân dịp khai trương, dịch vụ giao tận nhờ, miễn phí ship mấy km đầu tiên….

Mở quán chè cần bao nhiêu vốn?

Vốn là một câu chuyện đầu tiên và rất quan trọng trong kinh doanh. Vốn không chỉ quyết định đến quy mô mở quán, ảnh hưởng đến cách tổ chức và vận hành quán chè từ lúc bắt đầu đến khi đi vào hoạt động.

Đối với những quán chè có quy mô nhỏ chỉ 10 chỗ ngồi đổ xuống, mức vốn giao động khoảng dưới 20 triệu. Nếu quy mô quán khoảng 20-30 chỗ ngồi, số vốn chuẩn bị chỉ ở khoảng 30 – 50 triệu đồng. Quán có quy mô lớn khoảng 50 chỗ ngồi trở lên thường ở mức hơn 50 triệu. Số vốn này đã bao gồm cả dự trù kinh phí sau khi khai trương quán cho những tháng đầu…

Thông thường, một cốc chè bình dân giá khoảng 8.000 đồng – 15.000 đồng/cốc. Nếu kinh doanh ổn là lượng khách đều, một ngày có thể thu về hàng triệu đồng và hoàn toàn có thể thu hồi vốn chỉ sau 4 – 5 tháng hoạt động.

Thực đơn quán chè

Hãy chọn một vài món để làm “nét nhận diện” riêng của quán để thu hút khách hàng. Ví dụ như những món có tên lạ như chè Campuchia, chè bơ, chè mít hạt sen….Ngoài những món chuyên như chè Thái thì từ đa số quán chè đều xây dựng dựa trên việc tổng hợp các loại chè phổ biến như: chè sen, chè Thái, chè đậu, sinh tố, nước éo. Bởi nguyên liệu này bảo quản được khá lâu và có thể kết hợp được với nhau. Thông thường, một quán chè sẽ có ít nhất 10 loại chè để khách hàng thoải mái lựa chọn.

Hãy dùng tâm huyết của mình để tự tay chế biến những cốc chè cho khách hàng. Ngoài sự am hiểu và yêu thích về chè thì tự tay chế biến là một lợi thế không hề nhỏ giúp giảm chi phí thuê đầu bếp cho quán của mình.

Công thức nấu chè

Nấu chè vốn vẫn là sở trường của nhiều người nội trợ. Quả thật không hề quá lời khi nói rằng nấu chè không hề khó. Nhưng nấu được nhiều loại chè cùng lúc, nấu sao cho thật khác biệt và ngon độc đáo mới là điều quan trọng khi mở quán kinh doanh.

Làm được một ly chè Thái nói riêng và các món chè nói chung không phải chỉ có nấu sao để ăn cho vừa miệng mà còn phải biết cách chọn nguyên liệu, bảo quản chúng cho luôn tươi, kết hợp màu sắc cho đẹp mắt… Vì thế, ngoài công thức nấu chè ngon, Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người quen đã từng mở quán chè, bạn bè, qua sách vở và đi thưởng thức nhiều nơi để có được bí quyết nấu chè ngon.

Mặc dù nhiều người bội thu kiếm tiền triệu mỗi ngày với nghề này tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ngoài vốn, mặt bằng, chất lượng đồ ăn thì chủ quán cần lưu tâm đến chiến lược truyền thông quảng cáo, chất lượng phục vụ, giá cả….cũng rất quan trọng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn củng cố thêm hành trang của mình để chinh phục chặng đường mở quán thành công.

Cách quản lý hàng hóa tại cửa hàng