Marketing nhà hàng: 10 “cạm bẫy” mà thực khách tránh cũng không được

Trong quá trình kinh doanh, việc kích thích khách hàng chi tiêu nhiều hơn là điều bất kỳ chủ quán nào cũng mong muốn, tuy nhiên để lượng khách hàng đó thực sự cảm thấy thoải mái khi sử dụng dịch vụ của bạn, hãy biến cạm bẫy của bạn trở nên ngọt ngào hơn với 10 tuyệt chiêu marketing nhà hàng vô cùng hiệu quả sau đây:

1. Nhà hàng thưởng mở nhạc với âm lượng lớn

Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, việc âm lượng lớn sẽ giúp kích thích khả năng nhai của thực khách tăng lên nhanh chóng. Điều này đồng nghĩa với việc họ thực sự cần nạp nhiều năng lượng và thức ăn hơn vào cơ thể. Đó cũng lý giải cho việc nhanh chóng gọi thêm đồ tại những khu vực ăn uống ồn ào, náo nhiệt.

2. Âm nhạc khiến người ta “rủng rỉnh” hơn khi chi tiền

Một số nhà hàng áp dụng việc bật các bản nhạc cổ điển, tạo cảm giác sang trọng cũng như khiến thực khách của mình dễ dàng với menu kể cả đó là những món đắt tiền. Và không hề ngạc nhiên khi họ chi tiêu nhiều hơn tại những không gian như vậy. Việc sử dụng âm nhạc cũng được xem là một cách tốt để marketing nhà hàng hiệu quả hơn.

3. Món ăn cũng biết nói

Đã qua rồi việc món ăn chỉ ngon khi được bày trí trên những chiếc đĩa thật đẹp. Bản thân món ăn cũng biết nói. Đặc biệt khi chúng “vô tình gây chú ý” bằng một cách hữu ý. Âm thanh xèo xèo của thớ thịt trên tảng đá. Ai có thể cưỡng nổi âm thanh hấp dẫn ấy và cho dù vị khách bàn bên trước đó không hề gọi nhưng bây giờ họ muốn có được nó

4. Đừng quên yếu tố màu sắc

Nếu tinh ý, bạn có thể dễ dàng nhận thấy các hãng thức ăn nhanh vô cùng ưa chuộng màu sắc đỏ vàng. Vì sao vậy, đó là hai màu sắc kích thích vị giác khiến khách hàng cảm thấy muốn được ăn nhiều hơn, ăn no hơn. Vậy nếu bạn đang cân nhắc về việc mở cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh, hãy cân nhắc về việc lựa chọn màu sắc cho thương hiệu, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa khiến khách hàng cảm thấy muốn mua nhiều hơn.

5. Đặt tên cho món ăn

Không hiếm những nhà hàng Tây hóa cho món ăn của mình bằng việc ghép thêm tên tiếng Anh trong menu và khiến thực khách bị rối trí khi lựa chọn. Do bản chất họ không hiểu nguyên nhân vì sao những món ăn này lại được đặt tên như vậy, họ nhìn thấy thành phần có món họ ưa thích và thế là họ lựa chọn.

6. Nghệ thuật đề giá

Tâm lý so sánh giá là một trong những yếu điểm của thực khách, nếu chỉ có thể chọn một, họ sẽ lựa chọn những phương án an toàn. Không quá đắt, không quá rẻ đảm bảo yếu tố trung bình, và với chủ nhà hàng, quán ăn, việc sắp xếp những khoảng giá chênh lệch nhau như vậy sẽ giúp khách hàng nhanh chóng ra quyết định, bản thân nhà hàng cũng có thể chủ động gia tăng thêm doanh thu.

7. Nắm bắt hành vi mua hàng

Hình dung, khi thực khách đưa ra quyết định chọn rượu, thay vì chọn loại ít tiền nhất, thay vì loại đắt nhất, họ lựa chọn loại rượu vừa tiền nhất. Bởi suy nghĩ, các loại rẻ thương không thể ngon được. Không mấy ngạc nhiên khi họ đẩy giá của những mặt hàng cần bán trong kho và xếp chúng vào một trong số những mặt hàng được ưa thích nhất

8. Nhóm thức ăn giá rẻ, dễ no

Khai vị, lấp đầy dạ dày với những thực phẩm ăn vào dễ no như khoai, ngô hay các món chiên với tinh bột. Những thực phẩm này khách hàng hoàn toàn có thể tự chế biến, thưởng thức tại nhà tuy nhiên việc thêm chúng vào trong thực đơn, thực khách vẫn luôn chọn lựa món ăn quen thuộc và nằm trong tuýp an toàn.

9. Ghi điểm ngay từ khâu thực đơn

Mệnh danh là “góc chết” trong thực đơn, đa phần các nhà hàng đều tránh khoảng góc trái dưới của quyển thực đơn. Bởi theo thói quen, người bình thường sẽ đọc từ trái sang phải, lướt qua góc phải bên trên là nhiều nhất, cũng như lãng quên góc trái của cuốn menu.

Theo đó, việc đặt những món trọng điểm tại vị trí góc phải và hạn chế thiết kế ở góc trái thực đơn. Bạn có thể đặt thêm các combo ưu đãi vào những vị trí “vàng” làm hiệu quả hơn cho việc marketing nhà hàng

10. Những bữa tiệc “tự chọn”

Những món ăn với giá thành rẻ, dễ ăn, dễ no sẽ được bay ở những vị trí đầu tiên, bắt mắt hấp dẫn. Khách hàng tập trung vào khu vực đặc biệt đó mà quên rằng các món chính còn ở phía sau.

Đây cũng là cách khiến thực khách cảm thấy no nhanh và không còn nhu cầu ăn nhiều nữa. Bản chất là họ thực sự không hề tiêu hết khoản tiền mà họ bỏ ra cho bữa tiệc buffet này.

Cách quản lý hàng hóa tại cửa hàng