Một số lễ điển hình của Hàn Quốc

Một số lễ điển hình

Tín ngưỡng dân gian Musok-kyo có rất nhiều loại lễ, trong đó Bộ lạc tế( Purak-che ) là một trong những lễ điển hình. Purak-che là hệ thống các lễ của làng được người ta chia ra làm hai loại chủ yếu: lễ trong gia đình và lễ của cộng đồng. Trong mỗi loại lễ đó có sự kết hợp những yếu tố Khổng giáo xen lẫn saman giáo. Các yếu tố Khổng giáo nhấn mạnh đến khía cạnh huyết thống trong khi yếu tố saman giáo lại phù hợp với tín ngưỡng đa thần.

Học tiếng Hàn ở Đắk Lắk

Những lễ trong gia đình : gồm có các lễ thờ cúng ông bà tổ tiên theo nghi thức Khổng giáo. Trong các lễ này có lễ sanogu-gutogu-gut . Những lễ này được thực hiện đáp ứng theo yêu cầu của gia đình, ví dụ như trong dịp tang ma hoặc lễ mừng tuổi trung niên. Lễ sanogu-gut dành cho người còn đang sống còn lễ ogu-gut dành cho người chết.

Học tiếng Hàn ở Buôn Ma Thuột

Những lễ của cộng đồng(tong-ji) theo kiểu Khổng giáo được tiến hành hai hoặc bốn lần trong một năm. Một hội đồng gồm 10 người già trong làng, gọi là chegwan được chọn ra để tiến hành đám lễ. Nơi hành lễ được cấm kị nghiêm ngặt và đánh dấu bằng một mái che. Người ta còn đổ cát xung quanh để thể hiện sự linh thiêng. Nghi lễ dành cho tổ tiên của làng tiến hành rất đơn giản. Trong lễ này đồ lễ gồm có cơm, cháo, rượu, hoa quả và bánh ttok - một loại bánh của Hàn Quốc được bày để dâng thần linh. Người ta cầu nguyện và đốt giấy sớ, nếu ngọn lửa cháy sáng thì được coi là thần linh đã chứng giám và mọi điều may mắn sẽ đến với dân làng.

Trong những lễ liên quan đến đời sống cá nhân phải kể đến những lễ sau:

  1. Lễ chữa bệnh : Là một loại lễ đơn giản do Mutang thực hiện để chữa trị cho những người bị bệnh về tâm thần. Lễ này được gọi là pyõng-gut , rất phổ biến trong các nghi lễ saman giáo.

2 . Lễ cầu nguyện : có nhiều loại dành cho những vị thần khác nhau. Ví dụ lễ cầu xin Long thần ( yongsin-gut) thường để cầu mong có mưa, cầu mong các thương thuyền và ngư thuyền được bảo vệ. Một lễ khác là lễ cầu Sơn thần ( Sansin) . Người thực hiện lễ cầu Sơn thần thường mong được trường thọ hay có con, nhất là có con trai để nối dõi.

  1. Tang lễ được chia làm 3 loại . Loại thứ nhất là nghi lễ được tiến hành từ khi người chết đến lúc chôn cất nhằm mục đích thể hiện sự từ biệt của người quá cố đối với các thành viên trong gia đình. Loại thứ hai là nghi lễ tiến hành sau khi chôn cất nhằm cho người quá cố nhanh chóng siêu thoát về thế giới bên kia. Loại thứ ba là nghi lễ tiến hành một tháng hoặc tháng rưỡi sau khi chết nhằm để người chết có được quan hệ tốt đẹp với những vị thần quan trọng của thế giới bên kia và phù hộ cho con cháu trong gia đình.

Musok-kyo Hàn Quốc là một tín ngưỡng dân gian, nó không có kinh điển, giáo lí hoàn chỉnh như Phật giáo, Kitô giáo. Mặc dù vậy, về mặt tư tưởng nó tiếp thu nhiều yếu tố của các tôn giáo khác. Musok- kyo chịu ảnh hưởng quan niệm của Phật giáo về kiếp luân hồi. Những điều tốt, xấu mà con người tạo ra trong cuộc sống hiện tại không phải đã kết thúc ở cái chết, nó còn tiếp tục duyên nợ đến tận kiếp sau; chịu ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo cho rằng con người phải tôn thờ cha mẹ, tổ tiên cả khi còn sống lẫn khi đã khuất, làm như vậy là hợp với đạo lí nên được tổ tiên phù hộ, độ trì; tiếp thu những yếu tố huyền bí của Đạo giáo, tin vào phép thuật bùa chú, tướng số và đặc biệt là lòng yêu mến và hoà đồng với thiên nhiên.

Người Hàn Quốc hiện đại có Hàn độ hai mặt với Musok-kyo. Một mặt, họ thấy loại hình tín ngưỡng dân gian này là điều phiền toái, không phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại do bản chất mê tín dị đoan của nó. Mặt khác, họ lại thấy Musok-kyo là biểu hiện tính thống nhất của bán đảo Triều Tiên từ góc độ tín ngưỡng tôn giáo và đó cũng chính là biểu hiện của tính thống nhất văn hoá. Qua tìm hiểu tín ngưỡng musok-kyo của người Hàn Quốc ta thấy nó có rất nhiều nét giống với tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt Nam. Sự tương đồng về văn hoá ấy phải chăng cũng là một yếu tố thuận lợi trong quá trình phát triển quan hệ hợp tác giữa hai dân tộc Việt – Hàn

Học tiếng Hàn ở BMT