Nghệ thuật tạo động lực khi quản lý nhân viên bán hàng bạn cần biết

Khi quản lý nhân viên bán hàng, làm sao để khích lệ tinh thần làm việc chung của các nhân viên là câu hỏi chung khiến nhiều nhà quản lý đau đầu. Vì nhân viên bán hàng là người trực tiếp tạo ra doanh thu cho shop nhưng lại chỉ được hưởng lương theo chế độ, vì vậy nếu không có chính sách phù hợp và nghệ thuật quản lý nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy chán nản, không có động lực hoặc chỉ làm qua loa lấy lệ. Thực trạng này dễ gặp ở những shop có quy mô vừa và nhỏ, số lượng nhân viên không nhiều. Vậy làm sao để động viên nhân viên tích cực hơn khi bán hàng, giúp shop của bạn gia tăng doanh số hàng tháng? Cách áp doanh số cho nhân viên thế nào? Có cần chính sách thưởng doanh số cho nhân viên bán hàng không? Hãy tham khảo ngay những bí quyết quyết dưới đây của chúng tôi.

  1. Tặng thêm các giá trị vật chất
    Cách đơn giản, trực tiếp và hiệu quả nhất để khích lệ, tạo động lực khi quản lý nhân viên bán hàng là hãy tặng thêm cho họ các giá trị vật chất. Những phần thưởng này có thể nhìn thấy, đo lường và sử dụng được ngay lập tức nên chắc chắn nhân viên nào cũng ưa thích. Hai hình thức tặng thưởng thường được sử dụng nhất là tăng lương và tặng quà vào các dịp đặc biệt.
    Phần mềm bán hàng tạp hoá

Dĩ nhiên, để có được những phần thưởng đó thì nhân viên cần phải đạt được một thành tích nổi bật khi bán hàng, ví dụ doanh thu cá nhân trong tháng tăng gấp rưỡi hoặc xử lý tốt hàng trăm đơn hàng trong ngày. Như vậy nhân viên có cảm giác sự cố gắng của mình được đáp trả xứng đáng và sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa trong tương lai.

Động viên nhân viên bằng cách tặng thêm các giá trị vật chất là cách làm ý nghĩa nhất. Bởi những món quà vật chất vừa hữu ích với cuộc sống lại thể hiện được sự quan tâm của bạn dành cho những người đang cống hiến cho mình. Nghệ thuật quản lý nhân viên thành công là biết cách động viên nhân viên đúng lúc. Bạn có thể chọn những quà tặng giá trị nhỏ đưa vào chính sách thưởng doanh số cho nhân viên bán hàng hàng tháng. Đây là động lực để nhân viên làm tốt hơn, là cách áp doanh số cho nhân viên mà thấy họ cảm thấy thoải mái.
2. Động viên nhân viên bằng chế độ phụ cấp và chính sách nghỉ dưỡng hấp dẫn
Đối với nhân viên bán hàng đôi khi tiền lương không phải tất cả thứ họ cần, thậm chí họ cho rằng đó là điều đương nhiên vì công sức họ đã bỏ ra. Vì vậy trong một số trường hợp việc tăng lương chưa chắc đã tạo ra hiệu quả rõ rệt. Nếu gặp phải tình trạng đó thì bạn hãy chuyển hướng suy nghĩ đến việc động viên nhân viên bằng chế độ phụ cấp và chính sách nghỉ dưỡng. Ví dụ ngoài lương chính bạn trợ cấp cho họ tiền điện thoại, xăng xe hàng tháng, miễn phí cơm trưa hoặc bữa nhẹ vào giữa giờ, tăng thêm ngày nghỉ phép, mỗi năm tổ chức du lịch một lần,… Nhiều đơn vị kinh doanh cũng chọn cách áp doanh số cho nhân viên bằng việc thêm chế độ phụ cấp.
Những chế độ và chính sách này sẽ cho nhân viên bán hàng của bạn cảm giác được quan tâm, được trở thành một phần của cửa hàng. Họ không cần phải lo lắng chuyện cơm nước, chuyện đi sớm về muộn, chuyện nghỉ không lương nữa, nhờ vậy họ có thể tập trung hoàn toàn vào công việc, tăng hiệu quả bán hàng và nghệ thuật quản lý nhân viên này cũng giúp cho các đơn vị kinh doanh thành công.

  1. Tăng sự cạnh tranh giữa các nhân viên
    Tạo ra một cuộc thi về doanh số, treo thưởng cho nhân viên đạt thành tích xuất sắc của tháng,… là cách áp doanh số cho nhân viên tạo ra hiệu quả bất ngờ. Và còn rất nhiều cách nữa để làm gia tăng sự cạnh tranh giữa những nhân viên trong cửa hàng. Nếu sự cạnh tranh nằm trong tầm kiểm soát và vì mục đích phát triển thì đối với bạn là trăm lợi không hại, một mặt giúp tăng cao tinh thần làm việc của nhân viên, một mặt cải thiện doanh thu nhanh chóng.
    phan mem quan ly ban hang

  2. Ghi nhận thành tích của nhân viên – Nghệ thuật quản lý nhân viên hiệu quả
    Khi nhân viên bán hàng đạt được một thành tích nổi bật nào đó, đừng coi như vậy là điều đương nhiên, cũng đừng khen thưởng qua loa hoặc “vứt” cho họ một phần quà tùy ý nào đó. Mặc dù bạn làm vậy chẳng sai phạm hay ảnh hưởng đến ai, nhưng chắc chắn sẽ khiến nhân viên của bạn chán nản, không muốn cố gắng lần sau vì cho rằng bạn không ghi nhận thành tích của họ.