Quán nhỏ ăn nên làm ra nhờ cái bắt tay đổi đời với đối tác giao đồ ăn

Với thời đại công nghệ số, chẳng lấy gì làm lạ khi kinh doanh quán ăn đôi khi chẳng có mặt bằng đẹp, thậm chí nhiều cơ sở còn chẳng cần mặt bằng. Cuộc đua đã công bằng hơn với những quán nhỏ, không đủ tiềm lực về quy mô và vốn đầu tư. Quán nhỏ không có nghĩa là doanh thu ít.

Trong khi ông lớn loay hoay với đủ loại rắc rối từ nhân công, chi phí vận hành thì quán nhỏ vẫn ung dung đều đặn kiếm về chục triệu mỗi ngày. Phải chăng sự đổi đời này bắt đầu từ việc, quán nhỏ biết nắm bắt cơ hội, hợp tác với những đối tác giao đồ ăn?

Chịu đổi mới, cập nhật và ghi tên mình “lên app”

Vốn được dự báo đã và đang vô cùng tiềm năng, thị trường giao đồ ăn với những cái tên như GrabFood, GoFood, Now… chứng tỏ được sức ảnh hưởng của mình. Tuy mới nở rộng 1 năm trở lại đây, việc tài xếp hàng dài chờ nhận đồ ăn không còn quá xa lạ với mỗi người tiêu dùng. Chữ tiện lợi lên ngôi. Khách hàng đúng nghĩa là những vị thượng đế. Chính bởi sự phát triển này mà thị trường kinh doanh đồ ăn trực tuyến được dịp bùng nổ mạnh mẽ hơn lúc nào hết.

Đặc biệt, với thị hiếu đám đông, khách hàng càng tin tưởng hơn vào chất lượng của một quán ăn được đông người chọn lựa. Cảnh tượng tài xế đứng chật kín vô hình chung tạo dựng được sự tin tưởng nhất định. Và đôi khi, quán cũ vẫn ở đấy bấy lâu nay bạn không hề được khách hàng mới chú ý đến, bỗng chốc đổi đời vì ghi tên mình trên ứng dụng giao đồ ăn.

Câu chuyện đáng nói là việc bắt tay với các đối tác này, việc kinh doanh của quán nhỏ không còn bó hẹp trong vấn đề chi phí, mặt bằng, giá cả như trước. Họ cần đồ ăn ngon, giá cả phải chăng, gần. Và đó là tất cả những gì bạn cần để quán mình cạnh tranh với những đối thủ khác. Nhiều ông lớn F&B bỏ tiền của quảng cáo, gây dựng thương hiệu cũng chẳng bằng việc, mỗi giờ cơm trưa, khách hàng lôi điện thoại đặt đều đặn 5 – 10 suất ăn vì món ngon, giá vừa túi, lại còn được free ship…

Chuyện một vốn bốn lời là có thật

Truyền thông, quảng cáo là điều bắt buộc để có thể thu hút khách hàng kéo đến. Tuy nhiên, đây thực sự là một bài toán khó khi các hộ kinh doanh nhỏ lẻ chẳng thể thuê thêm nhân sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo, marketing để khiến quán ăn phát triển rộng hơn. Thậm chí, họ từng chấp nhận việc kinh doanh cầm chừng, lượng khách hàng đến quán cũng chỉ có vậy, cũng chẳng thể mong chờ khách hàng ở xa hơn tìm đến quán.

Tuy nhiên đó là câu chuyện trước khi có sự góp mặt của những ứng dụng giao đồ ăn nhanh. Nhiều chủ quán ngạc nhiên vì tự nhiên quán được khách hàng biết đến nhiều hơn, đơn hàng trung bình một ngày cũng gấp 2, 3 lần so với trước đây, đặc biệt là số đơn hàng được giao đi. Không cần đau đầu về chi phí hay mặt bằng như trước đây, cơ hội mới mở ra, tiềm năng phát triển, lợi thế của các quán nhỏ vẫn đang được khai thác.

Hợp tác có lợi cho tất cả

Thị trường giao hàng phát triển tồn tại được nhờ vào việc đứng từ góc nhìn của người tiêu dùng, nắm bắt được nhu cầu của họ là gì, thậm chí giáo dục cho họ thói quen gọi giao đồ ăn tận nơi. Chính sự nuông chiều này đã khiến khách hàng đi từ việc nghi hoặc, e dè với việc gọi đồ ăn, dần dần thích sự tiện lợi này và cần chúng. Bởi vậy mà sự hợp tác có lợi cho khách hàng, có lợi cho các đối tác giao đồ ăn và có lợi cho cả các hộ kinh doanh.

Cách quản lý hàng hóa tại cửa hàng