[Quick Test] ASRock Z590 Extreme WiFi 6E - Khai vị chào sân dành cho i9-11900K

Nội dung được đăng tại: [Quick Test] ASRock Z590 Extreme WiFi 6E - Khai vị chào sân dành cho i9-11900K - AMTECH

Vào thời điểm bạn đọc được bài viết này, có lẽ mọi thông tin về i9-11900K cũng như các thành viên khác trong họ hàng vi xử lý 11000 Series “Rocket Lake” của Intel đều được phơi bày chính thức trên các mặt báo chuyên về công nghệ. Do đó, sẽ là khá lố bịch khi Amtech lại nói về các vi xử lý 11000 Series nói chung và i9-11900K nói riêng, thay vào đó chúng ta sẽ dồn mọi sự chú ý về Z590 Extreme WiFi 6E, một trong những bo mạch chủ đầu tiên của ASRock sẵn sàng hỗ trợ dòng CPU “Rocket Lake” mới nhất của Intel. Và như tiêu đề, đây sẽ là bài Quick Test (hay thử nghiệm nhanh hay đánh giá nhanh tuỳ theo cách hiểu của bạn đọc) đầu tiên của Amtech về một chiếc bo mạch chủ Z590. Để bắt cặp với Z590 Extreme WiFi 6E, Amtech sẽ dùng vi xử lý đầu bảng của 11000 Series là i9-11900K. Chân thành cám ơn các bên liên quan đã cho Amtech chúng tôi mượn sản phẩm để hoàn thành bài viết này.

![|616x513](upload://tGoHNR0EUb5TLwExpuE9Rk1EAR.png)

Đôi lời giới thiệu

Chipset Z590 của Intel giờ đây đã được trang bị tính năng chủ đạo là PCIe 4.0. Qua đó, các bo mạch chủ nền tảng này đã có thể cạnh tranh sòng phẳng với đối thủ B550/X570 bên phía AMD về tốc độ truyền tải của thiết bị lưu trữ chuẩn NVMe và card đồ hoạ mới nhất hiện nay. Ngoài ra, Z590 còn đáp ứng các tiêu chuẩn khác như Thunderbolt 4, USB4, USB 3.2 Gen2x2 (20Gbps), giao tiếp mạng 2.5Gbe và hợp chuẩn Intel CNVi dành cho mạng không dây WiFi 6 và 6e. Tất cả những tính năng nói trên đều được hỗ trợ nhờ vào việc Intel nhân đôi băng thông liên kết DMI đến chipset Z590.

![|616x513](upload://3ZTjrholgRfQPyK4SOEekVsKB5V.png)

Và đại diện Z590 đầu tiên mà Amtech có dịp trên tay sẽ là bo mạch chủ tầm trung Z590 Extreme WiFi 6E đứng sau cái tên đầu bảng Taichi đến từ nhà sản xuất ASRock. Về cấu hình thử nghiệm, như đã đề cập trên tiêu đề, chúng tôi dùng mẫu vi xử lý đầu bảng Intel Core i9-11900K để đá cặp cùng bo mạch chủ của ASRock. Trước khi đi sâu vào các bài test nhanh, hãy cùng nhau điểm qua thông số chi tiết của Z590 Extreme WiFi 6E:

![|616x480](upload://hZ8bN0KWug4NgCxDg8JenQMVoST.jpeg)

Giá thành của bo mạch chủ ASRock Z590 Extreme WiFi 6E theo chúng tôi tìm hiểu ở các đơn vị bán lẻ lớn như Hà Nội Computer, Nguyễn Công PC hay An Phát PC, hầu hết đều chưa lên giá bán chính thức trong khi đó chỉ có Xuân Vinh Computer để giá 6.190.000 đồng tại thời điểm viết bài.

Mở hộp và phụ kiện

Rất tiếc, đơn vị gửi sản phẩm cho chúng tôi đã thông báo đây là hàng mẫu không bán, vì vậy kiện hàng ASRock Z590 Extreme WiFi 6E chỉ có bo mạch chủ, cặp anten WiFi, chân đỡ VGA và không có hộp đựng hay sách hướng dẫn, cáp SATA các kiểu như hàng bán lẻ.

![|616x770](upload://4SVfDNJ42BJiP8NB7zhVnapoUWZ.jpeg)

![|616x800](upload://wdM0bZr90pNPT1YnsI2ycKkumnw.jpeg)

Nhìn tổng thể, Z590 Extreme WiFi 6E sở hữu một thiết kế khá hầm hố so với một bo mạch chủ tầm trung với điểm nhấn đến từ cách phối màu đen gunmetal cùng vài hoạ tiết xanh đậm trên các linh kiện. 2/3 khe M.2 đều được trang bị giáp tản nhiệt nhưng sẽ là toàn vẹn hơn nếu như ASRock chịu đầu tư thêm 1 miếng giáp nữa. Có lẽ tăng chi phí là yếu tố khiến hãng này không mặn mà với việc thêm giáp tản nhiệt M.2 trên Z590 Extreme WiFi 6E.

![|616x385](upload://n1BDPuH7ld5lEYY0amKEU7EFU2b.jpeg)

Dàn cổng kết nối I/O bao gồm 2 cổng USB 2.0, 1 cổng PS/2, 1 cổng HDMI/DP, 2 cổng USB 3.2 Gen 2 (Type A/C), 2 cổng USB 3.2 Gen 1 Type A, 2 cổng mạng Realtek 2.5Gbe (mạ xanh) và LAN 1Gbps Intel, 5 jack âm thanh kèm 1 cổng quang và cặp đầu nối anten WiFi 6e.

![|616x462](upload://6QvKEJhWCylD4arXpfxz418k6Ph.jpeg)

Nhìn xuống dưới bo mạch chủ, chúng ta sẽ có vài đầu cắm cơ bản nối ra front panel của vỏ máy như audio, USB 3.2 bên cạnh 2 cổng LED ARGB và RGB.

![|616x462](upload://eWUvrduM2g5dxiRsJl6vXKl00aj.jpeg)

![|616x462](upload://i6PDpc3OlJ2XB84Io06c90kSzkI.jpeg)

![|616x462](upload://yRyP1inNV0RLx6Wv6FFBTdEJIsL.jpeg)

Quay sang phía phải một chút, Z590 Extreme WiFi 6E hỗ trợ 6 cổng SATA với 4 cổng nằm ngang truyền thống và 2 cổng nằm trên bo mạch chủ, 2 đầu cắm USB 3.2 Gen 1, USB 3.2 Gen2x2 (màu bạc) và kế bên là cổng nguồn 24 pin. Chưa hết, để tiện lợi cho dân chơi bàn bench, ASRock cũng tích hợp 2 nút Power/Reset ngay trên bo mạch chủ cho phép họ có thể thao tác nhanh hơn thường lệ.

![|616x462](upload://h2tEqrzxP94AV9FCnAzfS5woKqP.jpeg)

![|616x462](upload://yUpupovDWo6LwR6bJd4N1009J5u.jpeg)

Lên trên 2 nút Power/Reset một chút là 2 đầu cắm RGB, đầu quạt CPU và cặp đầu nguồn 8 pin CPU trên đỉnh bo mạch chủ.

![|616x462](upload://a4eIt1CJxQojcoPr2LYsQKNbE0M.jpeg)

Z590 Extreme WiFi 6E sử dụng dàn 14 pha nguồn Dr. Mos 50A.

![|616x462](upload://l7Qx9jNpxIculXwzXQAMAn0ysXc.jpeg)

Tiếp đến gần khu vực cổng PCIe, chúng ta sẽ thấy card M.2 WiFi Intel AX210 nằm ở vị trí khá lạc lõng. Nếu như bo mạch card được sơn trùng màu đen gunmetal với bo mạch chủ sẽ đỡ hơn rất nhiều.

![|616x462](upload://mPeHp5BPazwBSPoX5NsQutMgmh2.jpeg)

Điều khiển âm thanh cho Z590 Extreme WiFi 6E là chip Realtek ALC1220 và bộ khuếch đại N5532.

Thử nghiệm và kết quả

Cấu hình test bo mạch chủ ASRock Z590 Extreme WiFi 6E của Amtech như sau:

    • CPU: Intel Core i9-11900K (Auto)
    • RAM: Team Xtreem ARGB 2x8GB DDR4 3600MHz (XMP)
    • VGA: ASUS TUF Gaming RTX 3090 24GB
    • Tản nhiệt: Custom
    • SSD: Western Digital Black SN850 500GB x2 (OS và Data)
    • Nguồn: Cooler Master Silent Pro Hybrid 1050W
    • OS: Windows 10 20H2

![|616x415](upload://e5ozFzchPoDai61nHbcgJu7c9x5.png)

![|616x317](upload://ouCgQSPyXSwQKdlL6g21L1ycofX.jpeg)

Các bài test được sử dụng trên Z590 Extreme WiFi 6E bao gồm:

    • 3DMark TimeSpy/TimeSpy Extreme/Port Royal/FireStrike/FireStrike Extreme/FireStrike Ultra
    • PCMark 10/Express/Extended/Applications/Full System Drive Benchmark
    • AIDA64 Memory Read/Write/Copy
    • Cinebench R23 Single-Multi core
    • Realbench 2.43 Image Editing/H.264 Encoding/Multitasking
    • Crystal Disk Mark
    • Assassin’s Creed Valhalla
    • Gears 5
    • Hitman 2
    • Horizon Zero Dawn
    • Metro: Exodus
    • Red Dead Redemption 2
    • Shadow of the Tomb Raider

Sau đây là các kết quả trả về từ những bài test kể trên:

![|616x347](upload://bQQfSWYFO977tHHFysvakKwmW3A.jpeg)

![|616x347](upload://cCkTfJAdsKanzbwg05E0s7fnRzb.jpeg)

![|617x347](upload://rD3hmGfMP0TtVerIGflmSMHpqG3.jpeg)

![|616x347](upload://dnLrt3jjsu143EqEt3go4sGhjQk.jpeg)

![|616x347](upload://yTIALyhg0u9CP53qbkJ4XGy4G1D.jpeg)

![|617x347](upload://p738g79qPU4pwdjagWPQqd6pLd.jpeg)

![|616x347](upload://shpKbAXav9drurVMrgtpvjMO1jM.jpeg)

Lời kết

Không có quá nhiều điều để chốt về bo mạch chủ Z590 Extreme WiFi 6E của ASRock trong bài viết này. Đơn giản đây chỉ là bài quick test về một trong những bo mạch chủ Z590 cũng như vi xử lý Intel Core i9-11900K đầu tiên của chúng tôi, vẫn còn rất nhiều thứ mới mẻ để khám phá về nền tảng này mà Amtech chưa có được dịp trải nghiệm đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau, mà chủ yếu đến từ driver và BIOS day-1 của nhà sản xuất thường chưa được tối ưu để phát huy tiềm năng tối đa.

Dù vậy, Amtech cũng nhìn thấy được một vài điểm sáng từ bo mạch chủ Z590 Extreme WiFi 6E. Đầu tiên là việc tích hợp USB 3.2 Gen2x2, đây là tính năng không phải lúc nào chúng ta cũng được thấy ở một sản phẩm bo mạch chủ tầm trung như Z590 Extreme WiFi 6E. Tuy nhiên, muốn sử dụng các thiết bị hỗ trợ USB 3.2 Gen2x2, bạn buộc phải sử dụng vỏ máy có hỗ trợ cổng USB 3.2 Gen2x2 trên front panel. Đây là điểm hạn chế khá phiền phức đến từ vị trí Z590 Extreme WiFi 6E, và sẽ tiện cho người dùng hơn nếu như ASRock thiết kế cổng USB 3.2 Gen2x2 nằm ở vị trí dàn kết nối I/O.

Ngoài ra, một điểm cộng không thể bỏ qua nằm ở cổng mạng LAN 2.5Gbe và hỗ trợ mạng không dây WiFi 6, không có nhiều bo mạch chủ tầm trung tích hợp cùng lúc cả hai công nghệ này. May mắn là ASRock đã không lược bỏ chúng trên mẫu Z590 Extreme WiFi 6E này. Tuy vậy, có một điểm mà Amtech thấy khá lạ lùng là cổng Hyper M.2 (cổng M.2 trên cùng) không hoạt động nếu sử dụng CPU Intel thế hệ 10, đây là điều khá khó chịu nếu như người dùng vẫn còn sử dụng CPU cũ nhưng vẫn muốn lên đời bo mạch chủ lên Z590 để tiện nâng cấp về sau.