(RFE – Request For Evidence) hay (NOID – Notice of Intent to Deny) là 2 khái niệm không mới trong lĩnh vực di trú, đặc biệt là đầu tư định cư mỹ EB-5. Bài viết sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ về khái niệm RFE & NOID là gì, và ảnh hưởng của RFE & NOID đối với đầu tư eb-5.
Những điều cần biết về RFE & NOID khi đầu tư eb5
RFE & NOID là gì
RFE là Yêu cầu bổ sung bằng chứng và NOID là ý định bác hồ sơ. Hiện tại, với quy định mới về mức đầu tư mới 800.000USD – đồng nghĩa với việc trách nhiệm chứng minh nguồn tiền nhiều hơn, thì khả năng Sở Di Trú đưa ra RFE/NOID trong thời gian tới sẽ ngày càng phổ biến. Vậy, nhà đầu tư EB-5 cần biết gì về RFE/NOID?
Khi nào nhà đầu tư EB-5 nhận được RFE /NOID?
Trong suốt quá trình xét duyệt hồ sơ EB-5 của đương đơn, bất cứ khi nào Sở Di Trú cần làm rõ thông tin hoặc cần nhà đầu tư bổ sung thêm bằng chứng cho hồ sơ, Sở Di Trú sẽ ra yêu cầu bổ sung bằng chứng (RFE) hoặc thậm chí là ý định từ chối hồ sơ (NOID).
RFE/NOID có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn xét duyệt của một bộ hồ sơ EB-5, có thể là giai đoạn xét duyệt hồ sơ xin visa định cư I-526, giai đoạn nộp hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn NVC (National Visa Center), giai đoạn xét duyệt hồ sơ xin thường trú nhân vĩnh viễn I-829 và thậm chí hồ sơ xin giấy phép tái nhập cảnh I-131 (hay còn gọi là Re-entry Permit).
Tuy nhiên, khả năng Sở Di Trú đưa ra RFE/NOID nhiều nhất vẫn là giai đoạn xét duyệt hồ sơ I-526 nay đã đổi mẫu đơn Mẫu đơn I-526E. Đây cũng là giai đoạn xét duyệt dài nhất đối với một bộ hồ sơ EB-5.
RFE và NOID khác nhau ở điểm nào?
Khác nhau về mức độ nghiêm trọng của việc Sở Di Trú muốn có câu trả lời/bằng chứng thuyết phục về các vấn đề mà Sở Di Trú còn nghi vấn. Trong đó, một khi Sở Di Trú đưa ra NOID, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư chỉ còn 1 cơ hội duy nhất để trình bày và phản hồi thật đầy đủ các điểm còn chưa rõ trong bộ hồ sơ đã nộp.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp Sở Di Trú không đưa ra NOID mà bác hẳn hồ sơ.
Như vậy, nếu hồ sơ nhận được NOID, có phải hồ sơ gần như chắc chắn bị bác?
Hoàn toàn không. Nếu hồ sơ phản hồi NOID thỏa mãn được yêu cầu được đề cập trong NOID và phản hồi đúng hạn, hồ sơ vẫn sẽ được chấp thuận.
RFE/NOID báo hiệu điều gì, đối với một bộ hồ sơ EB-5?
Tin tốt là: Khi hồ sơ nhận được RFE/NOID, cũng có nghĩa, hồ sơ của nhà đầu tư đã được thụ lý và đang được xét duyệt bước cuối, trước khi ra kết quả hồ sơ. Nói cách khác, khi nhận được RFE/NOID, cũng có nghĩa hồ sơ của nhà đầu tư sắp có kết quả.
Tuy nhiên, RFE/NOID cũng đồng nghĩa với việc hồ sơ của nhà đầu tư cần được làm rõ hoặc bổ sung thêm một số bằng chứng, giấy tờ, giải trình… đối với một số điểm mà Sở Di Trú cho rằng các điểm này chưa được giải thích hoặc giải thích chưa được thỏa đáng và thuyết phục. Đây là thời điểm quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của hồ sơ EB-5.
Nhà đầu tư có bao nhiêu thời gian để phản hồi RFE/NOID?
Nhà đầu tư phải đảm bảo tuyệt đối việc phản hồi RFE/NOID cùng với bằng chứng thuyết phục trước thời gian ấn định được ghi rõ trong RFE/NOID. Thông thường là 90 ngày.
Lưu ý: Việc phản hồi, dù có đầy đủ, nhưng nếu không đảm bảo đúng hạn thì cũng không có ý nghĩa gì. Và, không thể xin gia hạn. Nên, nhà đầu tư phải tuyệt đối tuân thủ thời gian phản hồi RFE/NOID.
Nhà đầu tư có được gia hạn thời gian phản hồi RFE/NOID không?
Tuyệt đối không. Sau thời gian ấn định được ghi trong RFE/NOID, nếu nhà đầu tư không thể đảm bảo việc phản hồi đúng hẹn, thì hồ sơ chắc chắn bị bác.
RFE/NOID thông thường đề cập vấn đề gì?
RFE/NOID sẽ đề cập tất cả các vấn đề mà Sở Di Trú cần nhà đầu tư làm rõ, cần giải trình và cần bổ sung thêm bằng chứng trong bộ hồ sơ đã nộp.RFE/NOID có thể liên quan dự án mà nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào: Kế hoạch kinh doanh của dự án, mô hình tạo việc làm; hồ sơ pháp lý dự án; Cấu trúc vốn; Cấu trúc khoản vay…
RFE/NOID có thể liên quan hồ sơ cá nhân của nhà đầu tư: Thông tin khai trong đơn không trùng khớp với thông tin trong hồ sơ đã nộp (Tên; ngày sinh; nguyên quán; nơi cư trú…)
RFE/NOID có thể liên quan việc chứng minh nguồn tiền hợp pháp của chính nhà đầu tư: Quá trình tích lũy tiền hợp pháp chưa hợp lý, chưa đầy đủ; hoặc quá trình thanh lý tài sản chuyển tiền đầu tư còn thiếu nhiều giấy tờ khách quan …
RFE/NOID có thể liên quan đơn vị chuyển tiền: Hồ sơ pháp lý của đơn vị chuyển tiền (có giấy phép chuyển tiền hay không?); Hoặc, quá trình chuyển tiền đầu tư chưa rõ ràng và đảm bảo tính hợp pháp, tính liên tục của dòng tiền…
Khi phân tích một RFE/NOID, nhà đầu tư cần chú ý gì?
Với kinh nghiệm từ năm 2005 về lĩnh vực tư vấn đầu tư quốc tịch toàn cầu, chúng tôi sẽ đưa ra các vấn đề mà nhà đầu tư EB-5 cần chú ý:
Phần phân tích “Cơ sở của việc yêu cầu bổ sung thêm bằng chứng/ý định bác hồ sơ” của Sở Di Trú;
Trước khi đưa ra yêu cầu bổ sung thông tin/bằng chứng hồ sơ hay ý định bác hồ sơ, Sở Di Trú sẽ phân tích rất chi tiết:
- Những điểm mâu thuẫn/bất hợp lý, chưa rõ ràng trong từng loại giấy tờ, hồ sơ mà nhà đầu tư đã nộp;
- Những giải trình không thuyết phục, không hợp lý mà nhà đầu tư đã diễn giải;
- Những đánh giá sơ bộ, kết luận sơ bộ về tính thuyết phục, tính hợp pháp của bộ hồ sơ, sau khi căn cứ vào các điều luật di trú đã được quy định rõ ràng.
Phần thống kê lại “Các hồ sơ liên quan, mà Sở Di Trú đã nhận được”.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần xem lại toàn bộ hồ sơ đã nộp trước đó, mà Sở Di Trú liệt kê lại trong RFE/NOID, để một lần nữa đánh giá mức độ thuyết phục mà các hồ sơ, giải trình của nhà đầu tư đã nộp trước đây như thế nào.
Phần yêu cầu “Các hồ sơ, thông tin, giải trình mà nhà đầu tư cần phải cung cấp thêm” cho Sở Di Trú.
Đây cũng là phần quan trọng nhất khi phân tích yêu cầu của RFE/NOID để chuẩn bị cho phần phản hồi đầy đủ nhất và thuyết phục nhất. Tuy nhiên, đa phần các yêu cầu bổ sung bằng chứng của RFE/NOID đều được trình bày chung chung và không giới hạn về loại hồ sơ, thông tin giải trình mà nhà đầu tư cần nộp.
Để phản hồi RFE/NOID hiệu quả, nhà đầu tư cần có chiến lược rõ ràng.
Như vậy, chiến lược phản hồi RFE/NOID hiệu quả nhất sẽ như thế nào?
Tuân thủ tuyệt đối thời gian hoàn tất phản hồi RFE/NOID.
- Lập ra timeline thật rõ ràng về thời gian chuẩn bị, cung cấp cho mỗi loại hồ sơ mà Sở Di Trú cần bổ sung. Cũng như xác định rõ thời gian hoàn tất các giải trình cho từng điểm hồ sơ cần diễn giải thêm;
- Tuyệt đối không nộp hồ sơ phản hồi khi chưa có đầy đủ 100% thông tin và hồ sơ theo yêu cầu của Sở Di Trú. Ưu tiên hàng đầu vẫn là việc hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ nhất và giải trình chi tiết nhất, khách quan và thuyết phục nhất.
Phân tích thật rõ và từng chi tiết các yêu cầu bổ sung từ Sở Di Trú.
Việc đọc kĩ các đánh giá và nghiên cứu kĩ từng đoạn phân tích, cũng như các yêu cầu bổ sung hồ sơ, thông tin của Sở Di Trú sẽ giúp nhà đầu tư hiểu được, mục tiêu chính/chủ yếu nhất mà Sở Di Trú muốn làm rõ là gì. Việc phân tích từng lập luận của Sở Di Trú, tuyệt đối không được bỏ qua.
Chuẩn bị hồ sơ thật đầy đủ và thông tin giải trình phải thật sự thuyết phục.
- Bám sát từng yêu cầu của Sở Di Trú. Tuyệt đối không được bỏ qua bất cứ chi tiết nào, yêu cầu nào từ Sở Di Trú mà không giải trình hoặc không có hồ sơ chứng minh;
- Làm việc thật chặt chẽ với phía dự án và luật sư đại diện hồ sơ, để đưa ra phương án giải trình thuyết phục nhất và hồ sơ cung cấp đầy đủ nhất;
- Bên cạnh đó, sự minh bạch của một bộ hồ sơ phải luôn luôn được ưu tiên hàng đầu. Tuyệt đối không được làm giả hồ sơ hoặc khai thông tin sai sự thật.
Sắp xếp, trình bày hồ sơ thật rõ ràng, chi tiết, đầy đủ và thuyết phục nhất ứng với từng mục, từng điểm yêu cầu từ Sở Di Trú. Việc này đòi hỏi đơn vị tư vấn phải thật sự chuyên nghiệp và có đủ kinh nghiệm và kiến thức giải trình cho từng vấn đề mà Sở Di Trú yêu cầu giải trình.
Nguồn tham khảo: Đầu tư mỹ