Thuốc ho! Dùng sao cho hiệu quả nhất?

Thuốc ho là loại thuốc thông dụng được dùng phổ biến và là lựa chọn đầu tiên của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc ho. Vậy bạn đã biết cách sử dụng sao phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất?

Học điều dưỡng ở Tây Nguyên

Ho có phải là bệnh?

Trước khi tìm hiểu về thuốc ho bạn cần biết ho là triệu chứng gây khó chịu của một bệnh lý thông thường, nhưng cũng có khi ho là biểu hiện của một bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là với trẻ em và người cao tuổi. Cơn ho xảy ra do các tế bào dọc theo đường hô hấp bị kích thích, làm cho phổi đẩy không khí ra ngoài với áp lực và tốc độ cao. Tùy thuộc vào thời gian kéo dài, cơn ho có thể là cấp tính, bán cấp, hoặc mạn tính.

Hầu hết các cơn ho thường là do cảm lạnh hoặc cảm cúm và chúng sẽ nhanh chóng tự khỏi. Tuy nhiên, bạn nên khám bác sĩ nếu bạn nằm trong những trường hợp sau đây: Cảm thấy chóng mặt sau khi ho; Ho ra máu; Tức ngực; Ho liên tục vào ban đêm; Sốt; Ho không giảm sau 7 ngày; Thở gấp hoặc khó thở…

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị ho, tuy nhiên có thể phân loại thành những dạng cơ bản sau:

Thuốc ho long đờm giúp điều trị ho có đờm

Đây là một trong những thuốc ho phổ biên nhất trên thị trường, bao gồm: ipecacuanha, muối amoni, muối iod, một số tinh dầu như cajiput, bạc hà, gừng, natri benzoat, terpin. Các biệt dược: Ho long đờm, Acodin, Terpicod, Passedyl…

Cơ chế tác động của nhóm thuốc ho này là làm tăng thể tích các dịch tiết ở đường hô hấp, giúp cơ thể dễ dàng khiến chúng dễ bị bật ra ngoài, tránh vướng cổ gây khó chịu.

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của loại thuốc ho này là nôn và buồn nôn.

Thuốc ho giúp ngăn chặn ho khan

Đại đa số các trường hợp bị ho khan mãn tính là thuộc loại ho dị ứng, còn được gọi là ho biến dị hoặc viêm phế quản dị ứng. Cơn ho hình thành và lặp đi lặp lại thường là kết quả của những ảnh hưởng kết hợp của nhiều yếu tố phức tạp.

Trong các thuốc ho giúp ngăn chặn ho khan này, thành phần phổ biến nhất là dextromethorphan. Bạn sẽ thấy tên hoạt chất này được ghi tắt là DM trên chai hoặc gói thuốc. Tuy nhiên bạn cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc ho tiêu chất nhầy

Nhóm thuốc này có thể gây tràn dịch phổi (ngập) và phá hỏng lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đó là các hoạt chất autylcystein, carbocystin, metylcystein, mesna… Các biệt dược: ACC, Acemuc, Turant, Rhinathiol, Mucusan… Vì vậy khi sử dụng nhóm thuốc này cần thận trọng với người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng. Thuốc cũng không nên dùng cho người có thai 3 tháng đầu thai kỳ và người nuôi con bú.

Cao đẳng điều dưỡng Tây Nguyên